Tìm hiểu công nghệ xử lý nước Redoxy 3C cho sông Tô Lịch: JEBO cho rằng chuyện hồi sinh sông Tô Lịch và các “dòng sông chết” khác ở Việt Nam đã nhiều lần được nhắc đến nhưng suốt 3 thập kỷ qua đi, nhiều đứa trẻ sinh ra bên dòng sông hôi thối giờ đã lập gia đình và lại sinh ra những đứa trẻ khác vẫn phải hít thở mùi hôi thối của những “dòng sông chết” này. JEBO cũng chỉ ra 12 ưu điểm của công nghệ Nano – Bioreactor Nhật Bản giải quyết đồng thời được các vấn đề hiện tại của Việt Nam trong xử lý nước thải sông ô nhiễm.
Tìm hiểu công nghệ xử lý nước Redoxy 3C cho sông Tô Lịch
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, thành phố đang kêu gọi rất nhiều đơn vị tham gia, trong đó có Công ty môi trường Nhật Việt (JVE) thử nghiệm ở sông Tô Lịch và một góc hồ Tây.
“Vừa qua tôi có đề nghị họ xử lý ở một hồ tồn đọng, tới đây họ sẽ làm. Tôi đề nghị quá trình đó phải mời hội đồng khoa học, mời các chuyên gia, có đánh giá nghiêm túc”, ông Chung nói.
Chủ tịch Hà Nội cho biết thêm, các nhóm khoa học khác, cả trong nước và quốc tế, đang cùng tham gia thí điểm trên môi trường thực và phòng thí nghiệm để tìm ra biện pháp tốt nhất.
Về chế phẩm xử lý nước Redoxy 3C, Chủ tịch Hà Nội cho biết hiện chế phẩm này được ứng dụng xử lý 88/122 hồ, người dân thấy hết mùi. Redoxy 3C là sản phẩm của các nhà khoa học Đức, của tập đoàn có 43 năm kinh nghiệm, hiện cung cấp sản phẩm cho 55 nước. Bản thân ông Chung từng thăm trung tâm nghiên cứu của tập đoàn này ở Đức.
Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung phát biểu trong thảo luận tại tổ. (Ảnh: Xuân Hải)
“Sản phẩm này do anh Thế Hùng (Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Hùng) đi triển lãm gặp và đưa về. Chúng ta cho chuyên gia sang tận nơi. Họ có báo cáo, trung tâm nghiên cứu của họ có 2.000 người. Họ sang tận đây lấy mẫu nước của chúng ta phân tích và đưa ra giải pháp. Khi chúng ta làm thấy hiệu quả, hết sạch mùi. Sắp tới sẽ công bố kết luận thanh tra nhưng có lẽ từ trước tới nay chẳng có công nghệ xử lý nào chi phí chưa đến 6.000 đồng/mét khối và để duy trì thì chỉ hơn 2.000 đồng/mét khối.
Hóa chất Redoxy 3C của Đức được sử dụng khử nước sông Tô Lịch khu vực cầu Khương Đình.
Hiện thành phố chi khoảng 84.000 đồng cho việc xử lý mỗi mét khối nước rỉ rác. Một mét khối nước thải xử lý ở nhà máy nước thải Yên Sở cũng hết mấy nghìn đồng. Tới đây, khi nhà máy xử lý nước thải Yên Xá hoạt động, cũng hết khoảng hơn 30.000 đồng/mét khối. Chúng ta sẽ cố gắng hợp tác với các nhà khoa học ở các nước để đưa ra giải pháp tốt nhất nhằm xử lý được mùi và ô nhiễm nhưng phải bền vững chứ không phải là năm một”, ông Chung nói.
Hồi tháng 6, Công ty Thoát nước Hà Nội thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bằng việc phun rải chế phẩm Redoxy 3C tại đoạn chảy qua phố Nguyễn Đình Hoàn (đầu nguồn) và cầu Khương Đình (cuối nguồn).
Redoxy 3C khi “hoạt động” sẽ cung cấp oxy cho nước và hệ sinh thái dưới thủy vực. Khi đó, toàn bộ hệ thống vi sinh vật hiếu khí sẽ hoạt động, thúc đẩy quá trình tự xử lý nước. Từ năm 2016 đến nay, Hà Nội sử dụng chế phẩm Redoxy3C xử lý nước cho 87 hồ trong nội thành.
Công ty thoát nước Hà Nội cho biết, kết quả quan trắc cho thấy các hồ từ chỗ bị ô nhiễm đến nay chỉ tiêu oxy hòa tan tăng trung bình từ 2-3mg/l lên 8-9mg/l. Các chỉ tiêu pH, vi sinh vật, chất thải rắn lơ lửng trong nước giảm và đạt chuẩn cho phép.
Chế phẩm Redoxy3C dạng bột để rắc hoặc phun xuống hồ ô nhiễm khiến các chỉ số pH kiềm, nồng độ TSS, BOD, COD… và mật độ coliform giảm, thông số thủy lý hoá không vượt ngưỡng. Các loài sinh vật, thủy sinh sinh trưởng và phát triển tốt.
JEBO cho rằng giải pháp sử dụng công nghệ Nano – Bioreactor sẽ bảo đảm nước thải từ các cống được xử lý tại chỗ tại bể ngầm dưới đất bằng hệ thống Nano – Bioreactor nhóm thứ 2, tạo ra nước đạt quy chuẩn Việt Nam rồi mới chảy vào sông Tô Lịch. Trường hợp phát sinh nước thải tràn vào sông thì vẫn có hệ thống Nano – Bioreactor nhóm thứ 2 đặt ở giữa sông để xử lý mùi, chất ô nhiễm và phân hủy bùn hữu cơ ở trong lòng sông, tạo dòng chảy cho sông Tô Lịch. Hệ thống vận hành hoàn toàn tự động, có điều khiển đáp ứng cả khi có mưa bão lớn.