Thực trạng cần xử lý nước thải của nhà máy ở Nhiêu Lộc – Thị Nghè: Do nguồn nước thải này có lưu lượng ngày,đêm không lớn, như vậy hệ thống xử lý nước thải nhà máy in này sẽ thiết kế hoạt động gián đoạn vào thời gian nhà máy nghỉ. Lượng nước thải sản xuất từ trong nhà máy sẽ theo hệ thống mương dẫn đi vào bể gom. Đặc biệt mương dẫn có bố trí các song chắn rác để ngăn các loại rác như bao bì, vỏ hộp, cành lá cây nhằm tránh gây hư hỏng cho máy bơm và các thiết bị phía sau.
Thực trạng cần xử lý nước thải của nhà máy ở Nhiêu Lộc – Thị Nghè
Nhà máy Nhiêu Lộc – Thị Nghè với công suất 480.000 m3/ngày, xử lý nước thải cho toàn bộ lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè và quận 2. Tuy nhiên, đã bước sang năm thứ 5 mà chủ đầu tư vẫn chưa chọn được nhà thầu, khiến nỗ lực cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường của TPHCM bế tắc.
Dự án Vệ sinh môi trường TP – giai đoạn 2 với quy mô đầu tư bao gồm 2 hạng mục chính. Trong đó, hạng mục thi công tuyến cống bao với chiều dài khoảng 8km nhằm chuyển nước thải từ lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè và quận 2 tới nhà máy xử lý nước thải. Gói thầu có giá trị khoảng 85 triệu USD, được khởi công từ tháng 2/2017, thời gian thi công là 36 tháng. Hạng mục thứ 2 là xây dựng nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè trên diện tích hơn 38ha (tại phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2) với công suất 480.000 m3/ngày.
Trong khi hạng mục đầu tiên đang được khẩn trương thi công đảm bảo tiến độ đưa vào khai thác, thì hạng mục quan trọng là nhà máy xử lý chất thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè vẫn chưa chọn được nhà thầu, dù đã bước sang năm thứ 5 kể từ khi thông báo mời thầu.
Đầu năm 2015, Ban Quản lý đầu tư Dự án Vệ sinh môi trường TPHCM (IMA) thông báo mời sơ tuyển gói thầu “Thiết kế – xây dựng – vận hành nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thi Nghè” nhưng phải đến đầu tháng 8/2017 mới chính thức mở thầu.
Được biết, tổng ngân sách cho việc xây dựng nhà máy Nhiêu Lộc – Thị Nghè tương đương khoảng 261 triệu USD. Có 3 nhà thầu bỏ thầu thấp hơn giá chào thầu là liên danh Samsung – Kolon – TSK; liên danh ACCIONA – VINCI và liên danh SUEZ – POSCO, với giá dự thầu lần lượt của các nhà thầu là gần 187 triệu USD; gần 206 triệu USD và hơn 215 triệu USD.
Trên cơ sở giá dự thầu, liên danh Samsung – Kolon – TSK được chấm trúng thầu. Tuy nhiên, đến tháng 3/2019, IMA cho biết kết quả trúng thầu không được công nhận do đơn vị trúng thầu vi phạm luật đấu thầu. Tuy nhiên liên danh SUEZ – POSCO sau đó đã có đơn thư gửi đến một số cơ quan chức năng phản đối việc liên danh ACCIONA – VINCI trúng thầu. Lùm xùm trong việc lựa chọn các nhà thầu nói trên đang khiến Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè bị ảnh hưởng nghiêm trọng về tiến độ cũng như nguy cơ tăng kinh phí.
Xử lý nước thải là quá trình loại bỏ chất ô nhiễm ra khỏi nước thải như nước thải hộ gia đình, thương mại và cơ quan. Nó bao gồm các quá trình vật lý, hóa học, và sinh học để loại bỏ các chất ô nhiễm và sản xuất nước thải được xử lý an toàn với môi trường. Một sản phẩm của xử lý nước thải thường là một chất thải bán rắn hoặc bùn, mà cần phải xử lý hơn nữa trước khi được thải ra hoặc được áp dụng đất. (thường là phân bón cho nông nghiệp).