Điểm xét nghiệm nước ở Vinh, Nghệ An: nước giếng khoan, nước sinh hoạt, hồ bơi... Xét nghiệm nước thải là nước được thải ra sau khi đã sử dụng, hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ và không còn có giá trị trực tiếp đối với quá trình đó nữa. Xét nghiệm nước sinh hoạt là nước được sử dụng hàng ngày cho nhu cầu sinh hoạt như giặt giũ, rửa,vệ sinh…. Xét nghiệm nước thải y tế là phần nước được thải ra trong mọi lĩnh vực y t. Xử lý nước giếng khoan: Giếng lấy nước từ các nguồn nước ngầm có thể bị ô nhiễm bởi các vi sinh vật, hóa chất và chất hữu cơ.
Mục Lục
Xét nghiệm nước ở Vinh là gì?
+ Xét nghiệm nước thải là nước được thải ra sau khi đã sử dụng, hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ và không còn có giá trị trực tiếp đối với quá trình đó nữa. Nước thải có thể có nguồn gốc từ hoạt động của các hộ gia đình, công nghiệp, thương mại, nông nghiệp, nước chảy tràn bề mặt, nước mưa bão, dòng vào cống ngầm hoặc nước thấm qua
+ Xét nghiệm nước sinh hoạt là nước được sử dụng hàng ngày cho nhu cầu sinh hoạt như giặt giũ, rửa,vệ sinh…. thường không sử dụng để ăn, uống trực tiếp. Nước sinh hoạt đảm bảo (nước sạch) là nước có các tiêu chuẩn đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT. Về cơ bản nước đạt các yêu cầu: không màu, không mùi, không vị lạ, không có các thành phần gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
+ Xét nghiệm nước thải y tế là phần nước được thải ra trong mọi lĩnh vực y tế. Những ngành như sản xuất dược phẩm, dụng cụ y tế, sản phẩm dùng cho y tế đều tạo ra ít nhiều nước thải y tế. Chính vì thế mà thành phần, cấu tạo có trong nước thải y tế vô cùng đa dạng và phức tạp.
Các hợp chất, hóa chất, tạp chất và nhiều loại vi khuẩn đều có mặt trong chất thải y tế. Đặc biệt là những vi khuẩn gây bệnh đang nằm trong người bệnh sẽ đi theo nước thải y tế truyền vào người khỏe. Vì thế cần phải xử lý, tiêu diệt bớt các yếu tố độc hại trước khi thải ra bên ngoài. Đây là cách tốt nhất để hạn chế tỷ lệ người bệnh đang ngày càng tăng cao.
+ Xử lý nước giếng khoan: Giếng lấy nước từ các nguồn nước ngầm có thể bị ô nhiễm bởi các vi sinh vật, hóa chất và chất hữu cơ. Nếu không xử lý qua các hệ thống lọc nước giếng khoan thì có thể xuất hiện những vấn đề bao gồm: vi khuẩn, virut, kí sinh trùng, nitrat, các kim loại độc nhiễm vào đất…
Các tiêu chuẩn trong xét nghiệm nước tại TP Vinh, Nghệ An
Với thực trạng nguồn nước ô nhiễm như hiện nay thì việc xét nghiệm nước là thực sự cần thiết. Điều này có thể thực hiện dễ dàng tại các trung tâm xét nghiệm, cơ sở y tế tỉnh. Có tới 108 chỉ tiêu để kiểm tra nên làm sao cho để việc xét nghiệm nước đạt hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất thì không phải ai cũng biết. Dưới đây xin chia sẻ các chỉ tiêu xét nghiệm nước quan trọng nhất các bạn có thể tham khảo.
1.Asen (Thạch Tín):
Asen cực độc, được mệnh danh là “ Vua của các loại độc “. Nếu so với thủy ngân thì độc tính của Asen còn mạnh hơn gấp 4 lần. Điều nguy hiểm hơn là Asen không gây mùi khó chịu khi có mặt trong nước do vậy rất khó phát hiện. Khi sử dụng nước nhiễm Asen trong thời gian dài sẽ khiến cho cơ thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe như lở loét, bệnh ngoài da, ung thư, tim mạch, tiểu đường, rối loạn tiêu hóa, gây đột biến gen và ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Theo QCVN 02:2009/BYT quy định chỉ tiêu Asen trong nước ăn uống nhỏ hơn 0,01 mg/l, và nước sinh hoạt không được vượt quá 0,05 mg/l
2. Amoni – Nitrit – Nitrat:
Bản thân Amoni không quá độc với cơ thể nhưng nếu tồn tại trong nước với hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nó sẽ chuyển hóa thành các chất gây ung thư và các bệnh nguy hiểm khác. Các nghiên cứu cho thấy 1g Amoni khi chuyển hóa hết sẽ tạo thành 2,7g Nitrit và 3,65g Nitrat.
Theo QCVN 02: 2009 quy định Amoni trong nước ăn uống nhỏ hơn 1,5 mg/l, trong nước sinh hoạt nhỏ hơn 3mg/l. Tiêu chuẩn nước ăn uống và nước sinh hoạt đều quy định Nitrit nhỏ hơn 3mg/l, Nitrat cũng không được vượt quá 50mg/l.
3. Chì:
Nhiều nghiên cứu cho thấy nhiễm độc chì từ nguồn nước là nguy cơ đáng kể, chiếm tới 20% trên tổng số các ca nhiễm độc chì. Nguyên nhân do Chì khi có mặt trong nước không thể được phát hiện được bằng cảm quan thông thường như nếm hoặc ngửi. Ngay cả việc đun sôi nước cũng không thể loại bỏ được chì.
Sử dụng nước nhiễm chì trong thời gian dài có thể gây tổn thương não, rối loạn tiêu hóa, yếu cơ, phá hủy hồng cầu. Tiêu chuẩn nước sạch và nước ăn uống đều quy định hàm lượng chì trong nước không được vượt quá 0,01 mg/l.
4.Độ cứng:
Độ cứng là đại lượng đo tổng các Cation đa hóa trị có trong nước, nhiều nhất là ion Canxi và Magie. Tác hại của nước cứng khi sử dụng trong sinh hoạt gia đình là gây hiện tượng đóng cặn trắng trong các thiết bị đun, ống dẫn nước nóng… gây lãng phí xà phòng, làm giảm tuổi thọ của các thiết bị nhà tắm như máy giặt, bình nóng lạnh.
Theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt, độ cứng được quy định nhỏ hơn 350 mg/l và nước ăn uống độ cứng nhỏ hơn 300 mg/l. Chỉ cần độ cứng vượt quá 50 mg/l thì các thiết bị đun nấu đã xuất hiện cặn trắng. Bên cạnh đó những bệnh nhân bị sỏi thận cũng không nên sử dụng những loại nước có độ cứng cao để hạn chế việc hấp thụ Canxi và Magie quá mức.
Hiện nay OHIDO đang cung cấp hệ thống lọc nước đầu nguồn, hệ thống lọc nước sinh hoạt có khả năng loại xử lý nước cứng cao. Nhưng để hệ thống được thiết kế và vận hành phù hợp nhất với từng nguồn nước thì việc xét nghiệm độ cứng trước khi lắp đặt là việc làm cần thiết để đạt hiệu quả cao nhất.
5. Mùi vị:
Trong nước có thể có nhiều mùi khác nhau như mùi tanh của sắt, mùi trứng thối thường gặp ở nước ngầm, nước mặt hay có màu xanh, mùi tanh do sự có mặt của tảo hoặc vi sinh vật, nước máy được xử lý qua nhiều công đoạn nhưng thường có mùi Clo dư khó chịu. Đôi khi điều này không gây hại cho sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến cảm quan, gây khó chịu trong quá trình sử dụng
Theo tiêu chuẩn nước ăn uống quy định, hàm lượng Clo dư không được vượt quá 0,5mg/l. Nếu quá tiêu chuẩn trên sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người như khiến da khô sạm, làm cho tóc khô, xơ, chẻ ngọn. Đặc biệt nếu sử dụng nước có chứa Clo dư với hàm lượng cao và trong thời gian dài còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang, sẩy thai hoặc sinh con dị tật.
6. Coliform, E.Coli:
Hai chỉ tiêu vi sinh Coliform tổng số và E.Coli được sử dụng để đánh giá chất lượng nước. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT quy định hàm lượng E.coli và Coliform tổng số bằng 0 vi khuẩn/100ml. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT quy định hàm lượng E.coli là 0 vi khuẩn/100ml và Coliform tổng số trong nước sạch được cho phép 50 vi khuẩn / 100 ml.
Quy trình xét nghiệm nước thải, nước sinh hoạt, nước giếng khoang
Quy trình lấy mẫu nước để kết quả xét nghiệm có độ chính xác cao.
1. Chai chứa mẫu: Sạch, bằng nhựa hoặc thủy tinh. Nút bằng nhựa (không được lót giấy) hoặc thủy tinh.
2. Vị trí lấy mẫu:
- Nước giếng: bật bơm giếng cho nước chảy xả bỏ 5 – 10 phút.
- Nước mặt: chọn vị trí giữa dòng, lấy mẫu ở độ sâu cách mặt nước 0,1m.
3. Lấy mẫu xét nghiệm hóa lý:
- Rửa sạch chai nhiều lần bằng nước nguồn.
- Cho nước vào đầy chai, đậy kín nắp.
4. Lấy mẫu xét nghiệm vi sinh, BOD, nitrit:
- Nên chọn chai và nút thủy tinh, sấy tiệt trùng cả chai lẫn nút trước khi lấy mẫu.
- Khử trùng bên trong và ngoài vòi lấy mẫu và tay của người lấy mẫu bằng cồn.
- Cho nước vào gần đầy chai (chừa một khoảng không khí). Đậy kín nắp.
- Bảo quản ở nhiệt độ 0 – 5oC trong khi đưa đến phòng xét nghiệm.
5. Dung tích mẫu:
- Tùy theo các chỉ tiêu xét nghiệm mà tính toán lượng mẫu cần lấy.
- Xét nghiệm hóa lý 13 chỉ tiêu: 1 lít nước mẫu.
- Xét nghiệm vi sinh: 0,5 lít mẫu giữ lạnh (không quá 24 giờ).
- Xét nghiệm nước uống đóng chai: 4 lít nước mẫu để xét nghiệm hóa lý và 2 lít nước mẫu giữ lạnh để xét nghiệm vi sinh, chứa trong chai thành phẩm. Tất cả đều lấy đầy chai và đậy kín.
6. Bảo quản mẫu:
Mẫu phải được chuyển ngay đến phòng thí nghiệm để tránh các phản ứng sinh hóa xảy ra làm sai lệch kết quả. Trong trường hợp đặc biệt, cần gọi điện thoại đến Phòng xét nghiệm để được tư vấn thêm về hóa chất bảo quản mẫu tùy theo từng chỉ tiêu xét nghiệm.
Dịch vụ xét nghiệm nước ở Vinh, Nghệ An uy tín & giá rẻ
Để xét nghiệm nước sinh hoạt, bạn cần mang mẫu nước đến các trung tâm tâm đo lường theo đúng quy trình lấy mẫu quy định. Để tiết kiệm chi phí xét nghiệm, bạn cần xác định rõ nguồn nước có các nguy cơ gì để xét nghiệm, theo lời khuyên của chúng tôi với nguồn nước Nghệ An- Hà Tĩnh như trên.
Ngoài các trung tâm đo lường, có 1 địa chỉ bạn có thể được xét nghiệm nhanh và miễn phí(đối với các trung tâm kiểm tra, thông thườn bạn mất tầm 5-10 ngày từ khi nhận mẫu để có kết quả), đó là phòng chuyên gia nước MÔI TRƯỜNG VIỆT. Phòng chuyên gia nước MÔI TRƯỜNG VIỆT là 1 trung tâm đo lường, nghiên cứu và phát triển sản phẩm cũng như các giải pháp lọc nước của MÔI TRƯỜNG VIỆT.
Tùy theo chương trình, Phòng Chuyên gia nước MÔI TRƯỜNG VIỆT có thể kiếm tra miễn phí 1 số chỉ tiêu theo yêu cầu cũng như tư vấn cho bạn giải pháp xử lý miễn phí. Đây là 1 địa chỉ đáng tin cậy tại Nghệ AN- Hà Tĩnh. CÔNG TY CPTM MÔI TRƯỜNG VIỆT Tự hào là đơn vị đi đầu về xét nghiệm mẫu nước, xử lý nước sinh hoạt tại Nghệ An – Hà Tĩnh
♦ Công ty CPTM Môi Trường Việt là đơn vị đi đầu, về xử lý nước giếng khoan, nước máy, nước thải tại Nghệ An, Hà Tĩnh, và Là nhà phân phối máy lọc nước AO Smith, Nikawa, Haohsing, Kangaroo, Korihome, Karofi địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh. Chuyên sửa chữa máy lọc nước tại Tp.Vinh, Nghệ An, Hà Tĩnh.
♦ MÁY LỌC NƯỚC, Hệ thống lọc nước sinh hoạt gia đình, khách sạn, nhà hàng, cơ quan, công ty, xây dựng chung cư không còn xa lạ đối với người sử dụng nhưng đâu là sản phẩm chất lượng lại là điều mà mọi người đều quan tâm. Mong rằng qua bài viết này, các bạn có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất cho mình.
- Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: 091817.6626
Tags: xét nghiệm nước, xét nghiệm nước sinh hoạt, xét nghiệm nước ở vinh, xét nghiệm nước tại vinh, xet nghiem nuoc o vinh, xét nghiệm nước ở nghệ an, xét nghiệm nước tại hà tĩnh, xét nghiệm nước tp vinh