Công nghệ máy lọc nước nuôi tôm tại Nghệ An giúp bà con phát triển kinh tế: Trong nuôi tôm hiện nay, nguồn nước cấp là yếu tố quan trọng quyết định thành công. Nguồn nước được lấy vào trại nuôi qua các ao lắng lọc cung cấp cho ao nuôi, sau đó tiến hành thả giống nuôi thương phẩm, trong quá trình nuôi nguồn nước phải thường xuyên cấp vào trại nuôi để thay nước và cấp bổ sung. Trong những năm gần đây việc xả thải kết hợp với biến đổi khí hậu đã làm cho môi trường nước biển ngày một ô nhiệm chính vì vậy để phát triển nghề nuôi tôm bền vững
Công nghệ máy lọc nước nuôi tôm tại Nghệ An giúp bà con phát triển kinh tế
Công trình “Hệ thống bơm lọc nước dùng cho nuôi tôm tự làm sạch trên vùng đất cát mịn” của anh Hoàng Văn Hợi đã được trao giải Ba – Giải thưởng về sáng tạo khoa học và công nghệ tỉnh Nghệ An. Nuôi tôm là nghề nuôi trồng thủy sản có giá trị bền vững tại một số huyện, thị ven biển ở Nghệ An. Diện tích nuôi mỗi năm trung bình khoảng 2.200 ha. Tuy nhiên, những tác động xấu của xả thải, biến đổi khí hậu khiến cho nguồn nước bơm về đầm nuôi bị ô nhiễm, là một trong những nguyên nhân gây ra dịch bệnh ở tôm.
Công trình “Hệ thống bơm lọc nước dùng cho nuôi tôm tự làm sạch trên vùng đất cát mịn” của anh Hoàng Văn Hợi – một kỹ sư nuôi trồng thủy sản ở Nghệ An, thuộc Công ty TNHH MTV dịch vụ và công nghệ nuôi trồng thủy sản đang được xem là công nghệ mới để làm sạch nguồn nước nuôi tôm.
Phương pháp bơm lọc nước này sẽ làm cho nguồn nước từ biển dẫn về đầm nuôi sạch hơn thông qua một dàn lọc. Dàn lọc cùng toàn bộ ống dẫn đều được chôn dưới lòng đất. Khi nước biển dâng ngập bề mặt, sẽ thẩm thấu vào các ống lọc để bơm về ao nuôi.
Anh Hoàng Văn Hợi – tác giả công trình lý giải: “Hệ thống lọc nước này được thiết kế bằng các ống nhựa PVC phi 90 được ráp vào nhau, trên thân ống rạch nhiều khe hở nhỏ. Sau khi đào hố thì dùng loại cát thô phủ dưới đáy, rồi đặt dàn lọc lên, tiếp tục phủ cát thô lấp đầy. Khi nước dâng sẽ thấm vào cát thô, theo khe hở nhỏ trên bề mặt ống lọc thấm vào ruột ống. Quá trình này hạn chế các sinh vật nhỏ, ấu trùng phù du, tôm, cua, còng… là những thứ thường gây ra dịch bệnh ở ao nuôi khi bơm nước thẳng trực tiếp từ biển về”.
Bên cạnh nguồn nước được lọc sạch, ưu điểm của hệ thống lọc nước này là không bị sóng biển đánh trôi do toàn bộ được chôn dưới lòng đất; thời gian lấy nước cả ngày vì không phụ thuộc vào thủy triều; lưu lượng nước lớn do lọc nước bằng trọng lực và áp suất bơm; không mất diện tích trong trại nuôi do hệ thống lọc được lắp đặt ngoài bờ biển.
Với nhiều hộ nuôi tôm, đây là một cách thức bơm nước nuôi tôm hiệu quả. Anh Nguyễn Cường – hộ nuôi tôm ở xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu cho hay: “Phương pháp lọc nước nuôi tôm này khá thuận lợi, hiện nhiều hộ nuôi ở Diễn Trung đã sử dụng cách thức lọc nước này thay cho bơm nước thông thường trực tiếp từ biển về vì ít phải xử lý ao đầm, hạn chế sử dụng hóa chất khử trùng”.
Mô hình lọc nước dùng cho nuôi tôm tự làm sạch trên vùng đất cát mịn với những ưu điểm an toàn và thiết thực sẽ giúp bà con nuôi tôm giảm chi phí trong xử lý đầm, ao nuôi, hạn chế dịch bệnh phát sinh. Đây là kết quả tìm tòi, sáng tạo của anh Hoàng Văn Hợi – một kỹ sư nuôi trồng thủy sản ở Nghệ An; công trình “Hệ thống bơm lọc nước dùng cho nuôi tôm tự làm sạch trên vùng đất cát mịn” vừa được tỉnh trao giải 3 Giải thưởng về sáng tạo khoa học và công nghệ tỉnh Nghệ An./.
Việc sử dụng hệ thống lọc nước trong nuôi trồng thủy sản sẽ là hướng đi tất yếu trong thời gian tới khi chất lượng sản phẩm thủy sản tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ngày càng được kiểm tra chặt chẽ, đòi hỏi người nuôi phải tìm đến những công nghệ nuôi an toàn mà vẫn đảm bảo năng suất, sản lượng. Với công nghệ hiện tại còn nhiều bất cập. Hệ thống lọc nổi phải xây dựng tốn kém, mất nhiều diện tích trong trại nuôi, phải thường xuyên vệ sinh bề mặt lọc nên tốn kém chi phí nhân công. Nguồn nước qua hệ thống lọc mất nhiều thời gian, không đủ nguồn nước cấp.