Mua ôtô cũ ở TP.Vinh Nghệ An: Cẩn thận lại bị lừa: Một nhân viên sẽ rao bán xe ở địa phương nào đó xa thành phố lớn, như Cao Bằng, Bắc Cạn, Gia Lai, Cần Thơ với mức giá khá rẻ so với mặt bằng thị trường. Khi thấy mức giá hời, người mua nghĩ phải đặt cọc ngay, nếu không người khác sẽ mua trước. Cuối cùng, cả xe và người bán đều biến mất, không liên lạc được.
Mua ôtô cũ ở TP.Vinh Nghệ An: Cẩn thận lại bị lừa
Xe làm lại sau tai nạn, xe đang trả góp, chiếm đoạt tiền đặt cọc là những mánh lới dân buôn ôtô cũ hay áp dụng. Xe cũ là một lựa chọn khả dĩ cho nhiều người mua ôtô lần đầu bởi với mức giá thấp hơn nhiều xe mới. Tuy vậy, đi cùng đó là những rủi ro về kỹ thuật và pháp lý như xe từng gặp sự cố hỏng hóc, ngập nước, từng vướng lao lý như trộm cắp, gây tai nạn hay những mánh lới bán hàng tinh vi của đại lý. Dưới đây là những chiêu mà người Việt cần chú ý khi mua xe mới.
Chiếm đoạt tiền đặt cọc
Một nhân viên sẽ rao bán xe ở địa phương nào đó xa thành phố lớn, như Cao Bằng, Bắc Cạn, Gia Lai, Cần Thơ với mức giá khá rẻ so với mặt bằng thị trường. Khi thấy mức giá hời, người mua nghĩ phải đặt cọc ngay, nếu không người khác sẽ mua trước. Cuối cùng, cả xe và người bán đều biến mất, không liên lạc được.
Thông thường, để tạo lòng tin, kẻ lừa đảo sẽ đăng địa điểm bán xe là một salon nào đó tạo lòng tin, nhưng ảnh xe lại lấy từ nhiều nguồn trên mạng hoặc chụp trộm ở đâu đó.
Người mua nên đến tận nơi để xem xe trực tiếp hoặc yêu cầu người bán chụp đầy đủ đăng ký xe, chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú để có cơ sở giao dịch. Nếu salon đăng bán phải có địa chỉ cụ thể và đăng kí kinh doanh. Cách tốt nhất vẫn là “tận tay tận mắt”.
Salon “găm” tiền của khách
Ở hình thức này, salon là trung gian giữa người bán và người mua. Người bán vì muốn tìm khách nhanh và dễ tính toán giá nên ký gửi ở salon ôtô. Sau khi tìm được khách mua, salon sẽ nhận toàn bộ tiền của bên mua, nhưng chỉ trả cho bên bán một phần.
Ví dụ: khách mua Camry giá 1 tỷ, nhưng salon trả cho người bán 700 triệu với lý do “300 triệu còn lại khách trả góp”. Để làm thủ tục trả góp qua ngân hàng, người mua cần mượn được giấy tờ gốc của xe. Sau khi người bán giao giấy tờ gốc, salon sẽ giao lại cho bên mua và nghiễm nhiên chiếm quyền sử dụng 300 triệu còn lại sau một khoảng thời gian rồi mới trả cho người bán.
Cả người bán và người mua sẽ ngại đưa sự việc ra công an vì tránh rắc rối, chiếc xe có thể bị tạm giữ làm tang vật.
Lời khuyên cho người bán trong trường hợp này là cần làm hợp đồng rõ ràng khi ký gửi về thời gian giao nhận tiền và yêu cầu phải gặp người mua khi có giao dịch. Với người mua, nên làm việc tương tự là gặp chính chủ.
Xe đang trả góp
Các đối tượng lừa đảo sẽ đăng bán xe, nhưng kèm thông tin “chủ cũ đang trả góp ngân hàng chưa xong”. Khách muốn mua lại xe phải ra ngân hàng trả nốt khoản tiền còn thiếu để rút giấy tờ gốc. Sau khi khách chuyển tiền, đối tượng sẽ chuyển cho người mua một xe nhập lậu, sử dụng đúng bộ giấy tờ đó.
Sau khi vụ bán trót lọt, kẻ lừa đảo lại báo mất giấy tờ với cơ quan chức năng để làm lại bộ giấy tờ mới và đăng bán xe một lần nữa. Ngoài ra, kẻ này có thể sử dụng cách chiếm đoạt tiền đóng để ra giấy tờ xe hoặc tăng giá xe cao bất thường, không bán.
Để an toàn, trước khi giải ngân, khách hàng nên yêu cầu làm giấy tờ mua bán, sang tên trước khi đóng tiền đối ứng rút giấy tờ xe. Khi đăng ký, nên đưa xe ra công an để khám, kiểm tra xem có phải nhập lâu hay không.
Giấy tờ giả
Đây là hình thức mà chính xác là kể cả người buôn xe nhiều kinh nghiệm có thể mắc phải đó là các xe cầm cố ngân hàng hoặc đang có tranh chấp, xe nhập lậu. Giấy tờ giả được làm giống đến 90-95% so với giấy tờ thật. Trường hợp này khi mua phải xe trở thành tang vật của vụ án và khả năng đòi tiền là rất thấp vì đối tượng lừa đảo đã trốn mất.
Mới đây ở Hà Nội đã xảy ra vụ việc như vậy. Chủ xe đã cầm cố xe ở ngân hàng, làm giấy tờ giả và bán cho cầm đồ. Sau đó tiệm cầm đồ bán lại cho salon và cuối cùng đến tay một khách hàng mới, thuyết phục khách không sang tên. Khi xe bị ngân hàng thu lại, chính salon cũng trở thành bị hại nên khó xử lý, khách hàng là người chịu thiệt.
Trong trường hợp này, người mua nên sang tên để tránh rủi ro. Khi sang tên, công an sẽ kiểm tra đăng ký cũ và có thể phát hiện giấy tờ thật, giả.
Xe chồng xác
Kẻ lừa đảo sẽ sử dụng giấy tờ, hồ sơ của một xe bị tai nạn hoặc xe quá cũ không thể phục hồi để gán cho một xe khác thường là nhập lậu, cùng đời, cùng chủng loại. Nhiều người bán hàng lâu năm trong ngành cho biết những xe này thường nhập từ Lào hoặc Camuchia.
Việc khó nhất trong cách lừa đảo này là dập lại số khung, số máy để xe và giấy tờ trùng khớp nhau. Theo đó, số khung, số máy cũ được mài sạch, mả lại matit và bắn số mới. Người mua chỉ có thể phát hiện sau 2-3 năm, chủ yếu là qua đăng kiểm vì khi đó sẽ bị mờ hoặc bong.
Kẻ lừa đảo thường bán xe đời cao, những xe sau khi mua về vốn không cần tới đăng kiểm thường xuyên.
Để tránh trường hợp này, người mua nên kiểm tra kỹ xe ở các garage chính hãng, uy tín trước khi đồng ý mua.
Xe lỗi, tai nạn
Đây là trường hợp phổ biến, dễ gặp nhất khi mua xe cũ. Các tay buôn thường bán dưới dạng cá nhân hoặc gửi cho người khác bán để lợi dụng quan niệm “mua xe từ cá nhân tốt hơn mua ở salon”. Những cam kết như không đâm đụng, ngập nước xuất hiện thường xuyên trên các bài quảng cáo bán xe.
Người mua nên kiểm tra kỹ xe ở các garage uy tín, chính hãng để biết tình trạng xe.
Khách mua xe cũ cần làm gì?
Hiện nay, nhờ việc quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng nên hiện tượng xe nhập lậu, xe chồng xác còn khá hiếm, tuy vậy vẫn có nguy cơ xảy ra lừa đảo khi mua xe cũ. Những người bán xe lâu năm khuyên, để an toàn, người mua nên chú ý những bước sau:
– Tìm hiểu kỹ đời, chủng loại xe định mua
– Tham khảo giá chung, tránh giá cao
– Kiểm tra xe kỹ tại garage chính hãng, uy tín
– Thẩm định hồ sơ, giấy tờ
– Kiểm tra đăng kiểm, kiểm tra số khung, số máy.