Nước thải hôi thối, cần được xử lý nước gấp ở Đà Nẵng: Theo một lãnh đạo Sở Tài nguyên và môi trường TP Đà Nẵng, tình trạng nước mưa kèm theo nước thải chưa qua xử lý phá vỡ nắp cửa xả vẫn thường xuyên diễn ra. Nguyên nhân là do TP chưa cho hệ thống tách nước mưa và nước thải riêng.
Nước thải hôi thối, cần được xử lý nước gấp ở Đà Nẵng
Nước thải hôi thối, chưa qua xử lý chảy ra vào sông Phú Lộc từ hai tuyến kênh mương, được xác định là một trong những nguyên nhân khiến 250kg cá chết vừa xảy ra ở TP.Đà Nẵng. Ngày 24/4, tin từ sở TN&MT TP.Đà Nẵng, những ngày qua tình trạng cá chết trên sông Phú Lộc, phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê diễn biến phức tạp.
Theo đơn vị này, hiện tượng cá chết ở sông Phú Lộc xảy bắt đầu xảy ra vào ngày 20/4 và diễn ra trên phạm vi khoảng 1km dọc theo sông. Ước tính từ số lượng thu gom của công ty Thoát nước và Xử lý nước thải TP.Đà Nẵng thì có khoảng 300kg, trong đó, ngày 20/4 là 50kg, ngày 21/4 là 250kg.
Việc cá chết hàng loạt với số lượng lớn trên sông Phú Lộc (con sông này chảy ra khu dân cư -PV) đã khiến người dân xôn xao, nghi ngờ nguồn nước ô nhiễm. Ông Tô Văn Hùng, Giám đốc sở TNMT TP.Đà Nẵng cho biết, ngay khi nắm được thông tin Sở đã chỉ đạo các cơ quan chức năng trực thuộc vào cuộc lấy mẫu, tìm nguyên nhân.
Kết quả xác minh cho thấy, có 2 tuyến kênh xả nước vào sông Phú Lộc là tuyến Khe Cạn và tuyến Lý Thái Tông. Kết quả đo nhanh tại 3 vị trí sông Phú Lộc thể hiện, hàm lượng ô xy hòa tan (DO) tại vị trí sông Phú Lộc, đoạn giao với đường Trần Thanh Trung và Yên Khê 2 có giá trị 1.7 mg/l và không đảm bảo quy chuẩn cho phép (DO ≥ 4 mg/l) so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
Chưa hết, tuyến Khe Cạn tiếp nhận nước thải từ hồ Trung Nghĩa và các khu dân cư chưa được xử lý, thu gom, có mùi hôi, rác và màu nước xanh lục. Trong khi, hạng mục “Tuyến cống Khe Cạn” thuộc hợp phần dự án Phát triển bền vững do ban Quản lý dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên đã thi công, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Tuyến canh thứ 2 là Lý Thái Tông tiếp nhận nước thải từ khu dân cư Phước Lý, đường Nguyễn Văn Thái nhưng cũng chưa được xử lý, ô nhiễm và thường xuyên chảy vào sông Phú Lộc.
Theo ông Tô Hùng, để đảm bảo lưu lượng đủ cấp về cho trạm xử lý nước thải Phú Lộc xử lý không để nước thải tràn ra sông Phú Lộc và tràn ra biển, Sở đề xuất UBND TP.Đà Nẵng giao sở Xây dựng yêu cầu công ty Thoát nước và Xử lý nước thải khảo sát hiện trạng toàn tuyến thoát nước dọc đường Nguyễn Tất Thành, đề xuất phương án khắc phục các sự cố, đoạn hư hỏng và các giải pháp thoát nước, đảm bảo không để nước tràn ra biển tại 2 cửa xả gồm: Cửa xả gần Khu đô thị mới quốc tế Đa Phước và cửa xả đường Yên Khê 2, trong khi chờ đợi triển khai dự án cải thiện môi trường thoát nước khu vực biển Tây – Tây Bắc thành phố.
Đồng thời, Sở đề xuất nghiên cứu đắp đập tạm bằng bao cát tại cửa xả vào sông của tuyến mương Khe Cạn, tăng cường bơm để đưa nước về trạm Phú Lộc xử lý; tiếp tục theo dõi vớt và xử lý kịp thời khi có cá chết trên sông; nghiên cứu đặt lưới chắn rác tại các cửa xả nêu trên, để vớt rác trôi hoặc cá chết ngay tại lưới chắn, không để trôi ra khu vực biển ven bờ.
Đối với tất cả các lưu vực thoát nước Phú Lộc, sở TN&MT TP.Đà Nẵng yêu cầu khảo sát toàn bộ hệ thống thoát nước và để xuất biện pháp khắc phục, đảm bảo thu gom và chuyển nước về trạm xử lý, không để thải ra môi trường. Cũng theo ông Tô Hùng, đề nghị ban Quản lý các dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên TP.Đà Nẵng đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng tuyến cống Khe Cạn, tuyến kênh Phần Lăng và các dự án liên quan. Quá trình thi công các hạng mục của dự án Phát triển bền vững, không để ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Đơn vị vận hành Trạm xử lý nước thải Phú Lộc, tích cực theo dõi diễn biến lưu lượng nước thải đầu vào của trạm thường xuyên. Khi phát hiện nước thải đầu vào giảm bất thường, đề nghị phối hợp ngay với đơn vị thoát nước kiểm tra, đề xuất hướng khắc phục.
Chiều 24-3, cơn mưa lớn kéo dài khiến nước thải tuồn ra phá vỡ các nắp cống xả ở bờ biển Phước Mỹ (quận Sơn Trà) và Mỹ An (quận Ngũ Hành Sơn) nằm dọc đường Võ Nguyên Giáp. Nước thải đen ngòm kèm theo rác cuồn cuộn chảy phá những nắp ngăn tại cống xả. Những bao cát chắn nắp cống xả trôi ra biển. Thông thường, sau những lần nước thải xé toạc bờ biển thì ngay sau đó các công ty vệ sinh môi trường lại ra dọn rác. Đồng thời xe múc cũng lấy cát trên biển lấp lại đoạn bờ biển đó để tạo lại cảnh quan.