Quy trình công nghệ xử lý nước thải gồm những gì?

Quy trình công nghệ xử lý nước thải gồm những gì? Hệ thống xử lý nước thải là hệ thống được tạo thành từ một số công nghệ xử lý nước đơn lẻ hợp thành, giúp giải quyết các yêu cầu xử lý nước thải cụ thể cho từng nhà máy. Mỗi loại nước thải tùy thuộc vào loại hình sản xuất mà sẽ có các công nghệ xử lý đơn lẻ khác nhau hợp thành, để tạo ra một hệ thống xử lý nước hoàn chỉnh.

Quy trình công nghệ xử lý nước thải gồm những gì?

Quảng Bình: nhiều huyện nuôi tôm chưa đảm bảo hệ thống xử lý nước thải

Các quy trình xử lý chính trong trạm xử lý nước thải bao gồm các bước sau đây:

  • 1.      Bước 1: Điều hoà lưu lượng và ổn định nồng độ pH ở giá trị thích hợp tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình xử lý vi sinh tiếp theo.
  • 2.      Bước 2:  Xử lý BOD, COD bằng phương pháp oxy hoá sinh học, các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ trong nước thải làm nguồn thức ăn (đồng thời với quá trình tiêu thụ oxy không khí và nito, photpho).
  • 3.      Bước 3: Loại bỏ các chất lơ lửng, các chất ô nhiễm còn lại trong nước thải bằng biện pháp cơ học.
  • 4.      Bước 4: Tiêu diệt các vi khuẩn có hại bằng phương pháp khử trùng, điều chỉnh pH

Công nghệ xử lý áp dụng trong hệ thống:

Quảng Bình: nhiều huyện nuôi tôm chưa đảm bảo hệ thống xử lý nước thải

Xử lý sinh học: là sự kết hợp của 2 quá trình cơ bản:
+ Xử lý thiếu khí: nồng độ ô xy gần như bằng 0 như yếm khí nhưng có mặt NO3
HC + NO3– + vi khuẩn dị dưỡng → CO2 + N2 + H2O + sinh khối mới
+ Xử lý hiếu khí:

HC (chất hữu cơ) + O2 + vi khuẩn dị dưỡng hiếu khí → CO+ H2O + sinh khối mới

Như vậy trong quá trình này, hệ vi sinh xử lý được các chất hữu cơ. Nếu phản ứng kéo dài ở điều kiện hiếu khí, khi HC còn rất ít ta sẽ thực hiện được quá trình nitrat hóa:

NH3 + O2 + vi khuẩn tự dưỡng hiếu khí → NO3 + H2O + sinh khối mới

Trong quá trình này, hệ vi sinh xử lý được các hợp chất hữu cơ chứa N và NH3, biến N thành NO3
V

iệc đưa thêm giá thể vi sinh nhằm phát huy cao nhất khả năng tham gia của các loài vi sinh vật lơ lửng và VSV bám dính, đồng thời làm ổn định mật độ vi sinh và tăng hiệu suất xử lý.

Nguyên lý hoạt động:

Với đặc trưng của nước thải sinh hoạt chứa chủ yếu là hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học; thành phần bã thải lớn; thành phần dinh dưỡng N, P cao; các chất kiềm hãm quá trình phát triển của vi sinh vật thấp. Dựa trên các yếu tố đó công nghệ được xây dựng tập trung vào các công đoạn xử lý chính đó là: Xử lý hiếu khí bằng bùn hoạt tính và khử trùng. Qua đó, quy trình công nghệ đưa ra như hình 1 dựa trên các quá trình cơ bản sau:

  • + Quá trình bùn hoạt tính (diễn ra trong Bể Aerotank);
  • + Quá trình lắng bùn (diễn ra trong Bể lắng);
  • + Quá trình phá huỷ tế bào vi sinh vật gây hại.

Sau quá trình khử trùng để tiêu diệt lượng vi sinh vậy còn sót lại trong nước bằng hóa chất, nước thải sẽ được dẫn ra hệ thống thoát nước chung của đô thị.

Như đã nêu, thành phần cụ thể của một hệ thống xử lý nước thải tùy thuộc vào đặc điểm nước thải và các yêu cầu về xả thải của địa phương, nhưng nhìn chung, một hệ thống xử lý nước thải điển hình bao gồm các công đoạn: Công đoạn xử lý cơ học: Tách rác, lắng cát, tách dầu mỡ,….loại bỏ rác, cặn bã, dầu mỡ,…ra khỏi nước thải. Công đoạn xử lý hóa học: Trung hòa pH, keo tụ-tạo bông-lắng, tuyển nổi,….để điều chỉnh pH, loại bỏ cặn lơ lửng, kim loại, chất vô cơ. Công đoạn xử lý sinh học: Kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí,….để loại bỏ thành phần ô nhiễm hữu cơ.

Related Posts