Vận hành nhà máy xử lý nước mặn thành nước ngọt tại ĐBSCL: Những năm gần đây, ngành nước đang tiến hành cổ phần hóa theo chủ trương của nhà nước, mô hình tổ chức, tài chính, quan điểm ưu tiên đầu tư để nâng cao chất lượng dịch vụ thay đổi. Theo đó, cần phải đáp ứng nhu cầu về vốn đến năm 2020, dân số đô thị khoảng 45-50 triệu người, nhu cầu dùng nước 9-10 triệu m3/ngày, cần khoảng 3,3 tỷ đô la Mỹ (khoảng 0,6 tỷ đô la Mỹ/năm).
Vận hành nhà máy xử lý nước mặn thành nước ngọt tại ĐBSCL
Vào mùa khô hạn, người dân ở khu vực ven biển ĐBSCL bị thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng. Tuy nhà ở sát kênh nhưng lâu nay gia đình ông Huỳnh Văn Diệp (xã Liêu Tú, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) không thể sử dụng nguồn nước này. Nguyên nhân là do vị trí con kênh ở gần cửa biển Mỹ Thanh nên bị ảnh hưởng nước mặn quanh năm. Trước đó, ông phải mua nước dùng cho sinh hoạt với chi phí gần 1 triệu đồng/tháng. Từ giữa năm 2017 đến nay, tình hình đã được cải thiện.
Trạm cấp nước ấp Tổng Cáng, xã Liêu Tú là công trình đầu tiên của tỉnh Sóc Trăng sử dụng công nghệ RO lọc nước mặn thành nước ngọt với công suất 120m3/ngày đêm. Hiện trạm cấp nước sinh hoạt cho hơn 400 hộ dân. Giá bán nước cũng được hỗ trợ với mức 5.700 đồng/m3.
Hiện ngành cấp nước đã có thể làm chủ công nghệ xử lý nước mặn thành nước ngọt và cung cấp cho người dân ven biển sử dụng. Đây là giải pháp hoàn toàn khả thi, nhất là đối với những khu vực khó khăn, bức xúc về nguồn nước.
Với mục tiêu cung cấp đủ nước sạch, an toàn, nâng cao hiệu quả thu gom, tiết kiệm năng lượng cho phép tái sử dụng, tái tạo tài nguyên, ngành nước cần ứng dụng công nghệ cấp nước, xử lý nước cấp, đồng thời áp dụng công nghệ thông tin trong thiết kế, thi công, quản lý vận hành bảo dưỡng mạng lưới (công nghệ thông minh, kiểm soát và điều khiển chính xác toàn bộ hệ thống).