Xử lý nước Hoàng Mai, Nghệ An với công nghệ biến nước biển thành nước ngọt: Nguyên tắc của phương pháp xử lý nước mặn thành nước ngọt là: Giảm hàm lượng muối NaCl trong nước tới mức cho phép có thể ăn uống, tắm giặt được. Việc giảm hàm lượng muối trong nước mặn gọi là khử mặn nước. Có thể khử mặn bằng phương pháp nhiệt, phương pháp lọc màng, phương pháp trao đổi ion…Để biến nước biển thành nước ngọt cấp cho sinh hoạt, sản xuất, người ta có thể dùng phương pháp chưng cất
Xử lý nước Hoàng Mai, Nghệ An với công nghệ biến nước biển thành nước ngọt
Giải quyết khó khăn nguồn nước dự trữ hạn chế trên tàu thuyền, một số ngư dân ở Thị xã Hoàng Mai đầu tư lắp đặt máy lọc nước biển thành nước ngọt tinh khiết trên tàu cá, bước đầu cho thấy hiệu quả tích cực. Ngư dân Phan Văn Tuy chủ tàu cá tại xóm Lam Sơn, xã Quỳnh Lập (Thị xã Hoàng Mai) cho biết: Cách đây 3 tháng, anh được một công ty ở Hà Nội cung ứng máy lọc nước biển ra nước ngọt tinh khiết giới thiệu và cho lắp thử nghiệm chiếc máy trên tàu.
Ngư dân kiểm tra bộ phận lọc nước của chiếc máy lọc nước biển ra nước ngọt được lắp đặt trên thuyền của anh Phan Văn Tuy. Ảnh: Xuân Hoàng Máy lọc nước có công suất 120 lít/giờ. Sau thời gian sử dụng cho thấy, chiếc máy tự động hút nước biển lên lọc qua các bộ lọc được lắp đặt trong máy, cho ra sản phẩm nước ngọt tinh khiết, sử dụng trong ăn uống, tắm giặt, giống như nước ngọt mang theo từ đất liền.
Mỗi ngày đêm máy lọc được hơn 2 m3 nước ngọt, cung cấp đủ cho cả 10 ngư dân trên tàu ăn uống, tắm giặt sử dụng. Bởi vậy, những chiếc thùng nhựa trước đây dùng để đựng nước ngọt dự trữ thì nay có thể chuyển sang đựng dầu dự trữ để bám biển dài ngày hơn.
Từ khi có máy lọc nước, mỗi chuyến biển này chúng tôi chỉ mang theo một ít nước ngọt để phòng ngừa máy có trục trặc thì có nước uống. Nhờ giảm bớt trọng lượng nước ngọt mang theo (khoảng 3 tấn) mà tàu cá của tôi khi ra khơi chạy nhanh hơn, giảm được chi phí nhiên liệu chạy tàu” – anh Tuy bộc bạch.
Ông Phan Văn Hải – Chủ tịch Hội nghề cá Quỳnh Lập có 2 chiếc tàu đánh bắt hải sản, công suất trên 800 CV/chiếc, chuyên đánh bắt xa bờ. Ông Hải cho biết, cách đây 10 ngày ông cũng được phía công ty cung ứng máy lọc nước biển ra nước ngọt tinh khiến lắp cho chiếc máy để chạy thử.
Theo ông Hải, xã Quỳnh Lập hiện có 200 tàu thuyền đánh bắt hải sản trên biển, trong đó có 146 chiếc công suất từ 90 CV trở lên. Mỗi năm Quỳnh Lập khai thác được trên 32 nghìn tấn hải sản, giá trị thu nhập khoảng 320 tỷ đồng.
Thời gian qua, đã có 3 chiếc tàu trên địa bàn xã được lắp đặt thử nghiệm máy lọc nước biển ra nước ngọt tinh khiết, bước đầu cho thấy chiếc máy hoạt động có hiệu quả. Từ khi có máy lọc nước biển ra nước ngọt, tàu của anh Phan Văn Tuy chỉ cần dử dụng 2 bình chứa nước ngọt là đủ cho chuyến đi biển dài ngày.
Tìm hiểu được biết, hiện nay ngư dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An lắp đặt loại máy lọc nước này rất ít, chỉ có một số tàu tại xã Quỳnh Lập. Tuy nhiên, thời gian sử dụng thử nghiệm chưa được lâu dài, nên chưa thể khẳng định được tính lâu bền của sản phẩm. Do vậy, ngư dân cần tìm hiểu kỹ trước khi đầu tư, bởi chi phí cho chiếc máy này là tương đối lớn (khoảng 120 triệu đồng).
Các nhà máy chưng cất nước có thể tạo ra nước có hàm lượng muối từ 1 – 50 mg/l (nhỏ hơn 1g/l). Trong quá trình chưng cất, nước biển được đun nóng, các phân tử nước H2O bay hơi, các chất hòa tan như NaCl, các chất vô cơ và phần lớn các chất hữu cơ khác đều không bay hơi. Hơi nước H2O gặp lạnh sẽ ngưng tụ thành nước lỏng không có NaCl và các chất khác, nghĩa là ta thu được nước ngọt tinh khiết (nước cất). Nhiệt lượng làm bay hơi nước ở 1000C là 2256 kJ/kg (hay 539 kcal/kg), nghĩa là cần tiêu tốn 539 kcal nhiệt để thu được 1kg nước ngọt.