Chỉ có 30 % cụm công nghiệp đã có trạm xử lý nước thải tập trung tại Hà Nội: Theo báo cáo của Sở Công thương Hà Nội, Sở này đã tham mưu xây dựng Chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2020-2025, như: Thu thập thông tin hạ tầng cụm công nghiệp; xây dựng dự thảo Chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội giai đoạn 2020-2025.
Chỉ có 30 % cụm công nghiệp đã có trạm xử lý nước thải tập trung tại Hà Nội
Theo số liệu của các Sở, ngành liên quan báo cáo UBND TP. Hà Nội về kết quả rà soát việc cho thuê đất và bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố, tính đến hết tháng 6/2019, toàn Thành phố có 70 cụm công nghiệp đang hoạt động.
Trong số này có 21 cụm công nghiệp đã có trạm xử lý nước thải tập trung, gồm 9 cụm công nghiệp do chủ đầu tư thực hiện, 12 cụm công nghiệp được đầu tư theo Quyết định 7209/QĐ-UBND ngày 2/12/2013 của UBND Thành phố.
Theo báo cáo của Sở Công thương Hà Nội, Sở này đã tham mưu xây dựng Chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2020-2025, như: Thu thập thông tin hạ tầng cụm công nghiệp; xây dựng dự thảo Chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội giai đoạn 2020-2025.
Cũng liên quan đến nhiệm vụ trên, Sở Xây dựng đã hoàn thiện, trình phương án đấu thầu, đặt hàng cung ứng dịch vụ duy trì thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố năm 2019 do Sở Xây dựng tổ chức thực hiện theo phân cấp và đã được UBND thành phố phê duyệt tại Văn bản số 4294/VP-KT ngày 16/5/2019. Hiện Sở Xây dựng chỉ đạo Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, các đơn vị liên quan tổ chức triển khai theo quy định.
Cùng với đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành điều tra, khảo sát thực tế 65 làng nghề, phân thành 5 nhóm làng nghề: Chế biến nông sản thực phẩm; nhuộm, thuộc da; thủ công, mỹ nghệ; tái chế; cơ kim khí. Đồng thời, trực tiếp phổ biến cho các cơ sở ngành nghề nông thôn trên địa bàn Thành phố về chính sách đất đai, trình tự, thủ tục xin thuê đất, giao đất; hướng dẫn, giải đáp các khó khăn vướng mắc liên quan đến công tác cấp Giấy chứng nhận. Tổ chức thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường theo kế hoạch năm 2019.
Đặc biệt, Sở Tài nguyên và Môi trường tập trung xử lý 25 vụ việc về môi trường qua đường dây nóng của Tổng cục Môi trường và đường dây nóng của Sở Tài nguyên và Môi trường, hoàn thành kế hoạch kiểm tra môi trường các cơ sở sản xuất kinh doanh theo Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Được biết, theo quy hoạch phát triển cụm công nghiệp Hà Nội đến năm 2020, có xét đến năm 2030, trên địa bàn Thành phố sẽ có tổng số 159 cụm công nghiệp.