Nguồn nước chúng ta đang sử dụng hàng ngày có thể bị nhiễm những gì?

Nguồn nước chúng ta đang sử dụng hàng ngày có thể bị nhiễm những gì? bạn nên nhớ nguồn nước trong, không màu, không mùi, không vị chưa hẳn là nguồn nước sạch. Đồng thời, nước máy là nguồn nước có tỷ lệ mẫu nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh cao nhất nhưng cũng chỉ ở mức 65.2%. Giếng khơi là nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng nhất, chỉ đạt 7.3% số mẫu điều tra đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Các nguồn nước khác như nước mưa, nước mặt và nước giếng khoan cũng bị ô nhiễm và chỉ đạt tương ứng 27.3%, 13.8%,  7.7% số mẫu đạt tiêu chuẩn vệ sinh.

Nguồn nước chúng ta đang sử dụng hàng ngày có thể bị nhiễm những gì?

Trong nguồn nước chúng ta sử dụng hằng ngày, rất ít khi chúng ta phát hiện ra được nguồn nước có bị ô nhiễm hay không? Thực tế, bằng mắt thường, chúng ta chỉ thấy nước có màu khác lạ như màu vàng, trắng đục, có mùi, thiết bị hoen gỉ…Vậy cụ thể, nguồn nước đó đang nhiễm kim loại gì? Phân tích nguồn ngước bị ô nhiễm:

Nguồn nước chúng ta đang sử dụng hàng ngày có thể bị nhiễm những gì? 2

1 – Mùi vị:

* Đối với nguồn nước ngầm:

  • + Mùi tanh có trong nước là do nước có sắt và Mangan.
  • + Mùi trứng thối: là do sự hiện diện của khí H2S, đó là do kết quả của quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong lòng đất và H2S trực tiếp hòa tan vào mạch nước ngầm.

* Đối với nguồn nước máy:

  • + Về cơ bản nguồn nước máy đã được xử lý tại các nhà máy. Nhưng khi chúng ta nhìn thấy nước trong, không màu thì không có nghĩa đây là nguồn nước sạch. Trên thực tế, nguồn nước máy nhiễm rất nhiều hóa chất, nhất là Asen và Clo  – đây là hai loại hóa chất được các nhà máy sử dụng để loại bỏ các màu, vị trong nước.

* Đối với nguồn nước mặt (sông, suối, ao hồ): Chủ yếu là nhiễm các loại vi khuẩn, tạp chất, tảo…Phương án xử lý: Mùi vị có trong nước nó sẽ gây ra những cảm giác khó chịu khi chúng ta dùng nước như: ngang, mùi ám lên người, vi sinh vật có hại cho sức khỏe vô tình đi vào cơ thể người, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa. Để khử các mùi vị này thì chúng ta cũng phải dựa vào từng loại mùi vị khác nhau thì sẽ có những phương pháp khác nhau.

Yếu tố làm cho nước có màu chính là do kim loại có trong nước tạo nên. Ở Việt Nam, đa số nước có màu vàng là do nhiễm sắt và mangan. Khi chúng ta sử dụng nguồn nước nhiễm 2 kim loại này trong một thời gian và sử dụng thường xuyên thì khả năng mắc bệnh ung thư cao gấp hơn 50% so với những người sử dụng nguồn nước khác không nhiễm sắt, mangan. Để khử sắt và mangan có trong nước, chúng ta cần phải có thiết bị lọc nước sinh hoạt như: máy lọc nước gia đình, thiết bị lọc tổng sinh hoạt, xây dựng bể lọc lắng và dùng các loại vật liệu lọc chuyên dùng khử sắt và mangan.

Nguồn nước chúng ta đang sử dụng hàng ngày có thể bị nhiễm những gì? 2

3 – Đói với nồng độ pH: Nguồn nước có pH lớn hơn 7 thường chứa nhiều ion nhóm carbonate và bicarbonate (do chảy qua nhiều tầng đất đá). Nguồn nước có pH nhỏ hơn 7 thường chứa nhiều ion gốc axit. Hiện nay, không có bằng chứng cụ thể nào liên quan giữa độ pH và sức khỏe của người sử dụng. Theo Tiêu chuẩn, pH của nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt là 6,0 – 8,5 và pH của nước uống là 6,5 – 8,5. Tuy nhiên, các loại nước ngọt có gas có độ pH từ 2,0 – 4,0. Các loại thực phẩm thường có pH = 2,9 – 3,3.

Trong đường ống cấp nước, giá trị pH của nước có liên quan đến tính ăn mòn thiết bị và dụng cụ chứa nước. Đặc biệt trong môi trường pH thấp, khả năng khử trùng của Clo sẽ mạnh hơn. Cần lưu ý khi pH lớn hơn 8,5 nếu trong nước có hợp chất hữu cơ thì việc khử trùng bằng Clo dễ tạo thành hợp chất trihalomethane gây ung thư.

4 – Nguồn nước có màu đục: Độ đục là đại lượng đo hàm lượng chất lơ lửng trong nước, thường do sự hiện diện của chất keo, sét, tảo và vi sinh vật. Nước đục gây cảm giác khó chịu về mặt cảm quan, ngoài ra còn có khả năng nhiễm vi sinh. Tiêu chuẩn nước sạch quy định độ đục nhỏ hơn 5NTU, nhưng giới hạn tối đa của nước uống là chỉ là 2 NTU. Các quy trình xử lý như keo tụ, lắng, lọc góp phần làm giảm độ đục của nước


5 – Nước nhiễm kiềm: 
Độ kiềm của nước là do các ion bicarbonate, carbonate và hydroxide tạo nên. Trong thành phần hóa học của nước, độ kiềm có liên quan đến các chỉ tiêu khác như pH, độ cứng và tổng hàm lượng khoáng. Việc xác định độ kiềm của nước giúp cho việc định lượng hóa chất trong quá trình keo tụ, làm mềm nước cũng như xử lý chống ăn mòn. Hiện nay, không có bằng chứng cụ thể nào liên quan giữa độ kiềm và sức khỏe của người sử dụng. Thông thường, nước dùng cho ăn uống nên có độ kiềm thấp hơn 100 mg/l.

6 – Độ cứng (nước nhiễm Canxi): Độ cứng là đại lượng đo tổng các cation đa hóa trị có trong nước, nhiều nhất là ion canxi và magiê. Nước cứng thường cần nhiều xà phòng hơn để tạo bọt, hoặc gây hiện tượng đóng cặn trắng trong thiết bị đun, ống dẫn nước nóng, thiết bị giải nhiệt hay lò hơi. Ngược lại, nước cứng thường không gây hiện tượng ăn mòn đường ống và thiết bị. Nước mặt thường không có độ cứng cao như nước ngầm. Hiện nay, tùy theo độ cứng của nước người ta chia thành các loại sau:

  • – Độ cứng = 0 – 50mg/l -> Nước mềm
  • – Độ cứng = 50 – 150mg/l -> Nước hơi cứng
  • – Độ cứng = 150 – 300mg/l -> Nước cứng
  • – Độ cứng > 300mg/l -> Nước rất cứng

Theo tiêu chuẩn nước sạch, độ cứng được quy định nhỏ hơn 350 mg/l. Đối với nước ăn uống, độ cứng nhỏ hơn 300 mg/l. Tuy nhiên, khi độ cứng vượt quá 50 mg/l, trong các thiết bị đun nấu đã xuất hiện cặn trắng. Trong thành phần của độ cứng, canxi và magiê là 2 yếu tố quan trọng thường được bổ sung cho cơ thể qua đường thức ăn. Chỉ ngoại trừ các chứng bệnh về sỏi thận cần hạn chế việc hấp thụ canxi và magie ở hàm lượng cao. Có thể khử độ cứng bằng phương pháp trao đổi ion. Sau mỗi chu kỳ lọc, hạt nhựa cation được tái sinh bằng dung dịch muối ăn.

Nguồn nước chúng ta đang sử dụng hàng ngày có thể bị nhiễm những gì? 3

7 – Tổng chất rắn hòa tan (TDS): TDS là đại lượng đo tổng chất rắn hòa tan có trong nước, hay còn gọi là tổng chất khoáng. Tiêu chuẩn nước sạch quy định TDS nhỏ hơn 1.200 mg/l. Tiêu chuẩn nước uống quy định TDS nhỏ hơn 1.000 mg/l.

8 – Độ oxy hóa (Chất hữu cơ)

  • Độ oxy hóa được dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước.
  • Có 2 phương pháp xác định độ oxy hóa tùy theo hóa chất sử dụng là phương pháp KMnO4 và K2CrO7.
  • Tiêu chuẩn nước sạch quy định độ oxy hóa theo KMnO4 nhỏ hơn 4 mg/l. Tiêu chuẩn nước uống quy định độ oxy hóa (theo KMnO4) nhỏ hơn 2 mg/l.

9 – Kim loại nhôm: Nhôm là thành phần chính trong các loại đá khoáng, đất sét. Nhôm được dùng trong các ngành công nghiệp sản xuất chất bán dẫn, thuốc nhuộm, sơn và đặc biệt là hóa chất keo tụ trong xử lý nước. Nước khai thác từ vùng đất nhiễm phèn thường có độ pH thấp và hàm lượng nhôm cao. Nhôm không gây rối loạn cơ chế trao đổi chất, tuy nhiên có liên quan đến các bệnh Alzheimei và gia tăng quá trình lão hóa. Tiêu chuẩn nước uống quy định hàm lượng nhôm nhỏ hơn 0,2 mg/l.

10 –  Asen (thạch tín): Do thấm qua nhiều tầng địa chất khác nhau, nước ngầm thường chứa asen nhiều hơn nước mặt. Ngoài ra asen có mặt trong nguồn nước khi bị nhiễm nước thải công nghiệp, thuốc trừ sâu. Khi bị nhiễm asen, có khả năng gây ung thư da và phổi. Tiêu chuẩn nước sạch quy định asen nhỏ hơn 0,05 mg/l. Tiêu chuẩn nước uống quy định asen nhỏ hơn 0,01 mg/l.

11 – Cadimi: Do thấm qua nhiều tầng địa chất khác nhau, nước ngầm thường chứa hàm lượng cadimi nhiều hơn nước mặt. Ngoài ra Cadimi có mặt trong nguồn nước khi bị nhiễm nước thải công nghiệp khai thác mỏ, nước rỉ bãi rác. Cadimi có thể xuất hiện trong đường ống thép tráng kẽm nếu xảy ra hiện tượng ăn mòn. Cadimi có tác động xấu đến thận. Khi bị nhiễm độc cao có khả năng gây ói mữa. Tiêu chuẩn nước uống quy định Cadimi nhỏ hơn 0,003 mg/l.

12 –  Crôm. Crôm có mặt trong nguồn nước khi bị nhiễm nước thải công nghiệp khai thác mỏ, xi mạ, thuộc da, thuốc nhuộm, sản xuất giấy và gốm sứ. Crôm hóa trị 6 có độc tính mạnh hơn Crôm hóa trị 3 và tác động xấu đến các bộ phận cơ thể như gan, thận, cơ quan hô hấp. Nhiễm độc cấp tính có thể gây xuất huyết, viêm da, u nhọt. Crôm được xếp vào chất độc nhóm 1 (có khả năng gây ung thư cho người và vật nuôi). Tiêu chuẩn nước uống quy định crôm nhỏ hơn 0,05 mg/l.

13 –  Đồng. Đồng hiện diện trong nước do hiện tượng ăn mòn trên đường ống và các dụng cụ thiết bị làm bằng đồng hoặc đồng thau. Các loại hóa chất diệt tảo được sử dụng rộng rãi trên ao hồ cũng làm tăng hàm lượng đồng trong nguồn nước. Nước thải từ nhà máy luyện kim, xi mạ, thuộc da, sản xuất thuốc trừ sâu, diệt cỏ hay phim ảnh cũng góp phần làm tăng lượng đồng trong nguồn nước.

Đồng không tích lũy trong cơ thể nhiều đến mức gây độc. Ở hàm lượng 1-2 mg/l đã làm cho nước có vị khó chịu, và không thể uống được khi nồng độ cao từ 5-8 mg/l. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng đồng nhỏ hơn 2 mg/l.

Bên cạnh đó, hệ thống nước thải tại các nhà máy công nghiệp không được xử lý được thải trực tiếp vào môi trường, hàng chục ngàn độc tố, các ion kim loại nặng từ nước thải đang xâm nhập vào nguồn nước ngầm. Từ đây nước ngầm lại trở thành nguồn nước cấp cho các nhà máy nước sạch thành phố hay khu đô thị. Với những nhà máy nước sạch thành phố chưa có nhiều kinh phí để trang bị công nghệ lọc hiện đại thì các chất độc nghiễm nhiên đi vào và trở thành nước ăn uống, sinh hoạt trong các gia đình.

Related Posts