Than hoạt tính và than thường giống và khác gì nhau?

Than hoạt tính và than thường giống và khác gì nhau? Than hoạt tính lọc nước là một loại vật liệu có thành phần chủ yếu là Carbon, hay còn gọi là Activated Carbon, tồn tại chủ yếu ở dạng vô định hình, mầu đen, một phần khác tồn tại ở dạng tinh thể grafit. Trong than hoạt tính thành phần Carbon chiếm khoảng 90%, phần còn lại chủ yếu là kim loại kiềm và tro bụi. Điểm mạnh của than hoạt tính đó là diện tích bề mặt rất lớn, nên được sử dụng để lọc hút nhiều loại hóa chất.

Than hoạt tính và than thường giống và khác gì nhau?

Những thông số kỹ thuật quan trọng của than hoạt tính và cơ chế hoạt động

Để tránh người tiêu dùng mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Công ty sản xuất than hoạt tính Toàn Cầu xin hướng dẫn những cách phân biệt than hoạt tính và than thường đơn giản để các bạn tham khảo và tránh”tiền mất – tật mang”.

1. Dựa vào đặc tính của sản phẩm than hoạt tính

Chúng ta có thể dựa vào cấu tạo của than bằng mắt thường để phân biệt than thật và than giả. Khi quan sát bằng mắt thường, chúng ta sẽ thấy than đã được hoạt hóa và than chưa hoạt hóa khác nhau ở những điểm sau:

  • Sản phẩm đã hoạt tính hóa thường rất sắc cạnh, nếu sử dụng tay để bẻ sẽ rất khó do quá trình hoạt hóa than ở nhiệt độ rất cao khiến than có khả năng chịu nhiệt và chịu lực rất tốt. Ngược lại, nếu là than thông thường khi dùng tay bẻ sẽ rất dễ bị vỡ vụn..
  • Khi quan sát kĩ và tinh ý bạn có thể thấy than đã được hoạt hóa sẽ có độ bóng cao, rất đẹp mắt còn than chưa hoạt hóa sẽ rất thô và sần sùi. Tuy nhiên, cách này mang lại độ hiệu quả không cao.

2. Kiểm tra chất lượng than bằng nước

Nhờ vào cấu trúc rỗng của than hoạt tính, ta có thể dễ dàng phân biệt được đâu là than hoạt tính và đâu là than gáo dừa bằng cách, bạn chỉ cần lấy một lượng than nhỏ mỗi loại rồi cho vào mỗi cốc nước trong. Nếu thấy cốc nào xuất hiện hiện tượng sủi nhiều bọt khí (giống như cho vitamin C và trong nước) thì đó chính là than hoạt tính, còn than thường sẽ không có hiện tượng sủi bọt hoặc rất ít.

3. Kiểm tra bằng thiết bị thông mạch điện

Thông thường, các sản phẩm carbon đã được hoạt hóa đạt tiêu chuẩn sẽ có tính dẫn điện khá tốt. Do đó, khi sử dụng thiết bị thông mạch để kiểm tra nếu đèn phát sáng thì đó là than đã được hoạt hóa. Ngược lại, nếu đèn của thiết bị không phát sáng thì đó chỉ là than gáo dừa hoặc than hoa chưa được hoạt tính.

4. Dùng phương pháp đốt

Nhờ quá trình hoạt hóa ở nhiệt độ cao lên đến 1000 độ C nên than hoạt tính có khả năng chịu nhiệt tốt và rất khó bắt lửa ở điều kiện nhiệt độ thông thường. Ngược lại, nếu than chưa được hoạt tính hóa sẽ dễ cháy. Có thể nói đây là phương pháp đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng để phân biệt than hoạt tính khi mua hàng.

Nguyên liệu để sản xuất hoạt hóa ra Than hoạt tính đó là gáo dừa. Bằng cách đốt chúng ở các lò đốt nhiệt độ cao, đặc biệt trong điều kiện yếm khí, tạo ra một Carbon có cấu trúc mao mạch khe rỗng rất lớn làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc, khối lượng riêng nhỏ. Sau đó chúng sẽ được hoạt hóa bằng các tác nhân lý hóa theo công nghệ riêng của doanh nghiệp, sản xuất nhằm đem đến chất lượng mà họ mong muốn.

Related Posts