Thấy nguồn nước trong liệu rằng đã thực sự sạch?

Thấy nguồn nước trong liệu rằng đã thực sự sạch? Với mục tiêu cung cấp đủ nước sạch, an toàn, nâng cao hiệu quả  thu gom, tiết kiệm năng lượng cho phép tái sử dụng, tái tạo tài nguyên, ngành nước cần ứng dụng công nghệ cấp nước, xử lý nước cấp, đồng thời áp dụng công nghệ thông tin trong thiết kế, thi công, quản lý vận hành bảo dưỡng mạng lưới (công nghệ thông minh, kiểm soát và điều khiển chính xác toàn bộ hệ thống).

Thấy nguồn nước trong liệu rằng đã thực sự sạch?

Nguồn nước trong vắt, không màu, không mùi sử dụng trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày vẫn có thể đang ẩn giấu rất nhiều độc tố đe dọa đến sức khỏe. Gia đình chị Nguyễn Thanh Hương (Quận Gò Vấp, TP.HCM) sử dụng nguồn nước do nhà máy nước sạch cung cấp, chị thấy nước trong suốt, không có mùi lạ, vì vậy yên tâm để đun nước uống, nấu ăn và tắm rửa.

Thấy nguồn nước trong liệu rằng đã thực sự sạch?

Tuy nhiên, nước trong không hẳn đã sạch, có rất nhiều yếu tố nguy hiểm trong nước mà mắt thường không thể nhìn thấy được, như tạp chất, cặn bã, vi sinh có kích thước siêu nhỏ, đặc biệt các ion kim loại nặng như sắt, mangan, magie, asen… với hàm lượng vượt chuẩn cho phép. Các tạp chất siêu nhỏ và kim loại hòa tan trong nước thường không được xử lý triệt để, bởi công nghệ lọc truyền thống ở các đơn vị cung cấp nước còn lạc hậu, không đủ khả năng lọc sạch.

Xem thêm bài: giá than hoạt tính nghệ an

Các ion kim loại nặng với dư lượng lớn luôn luôn tiềm ẩn trong cốc nước trong vắt

Chỉ khi được lọc qua những công nghệ mới hiện đại như lõi lọc có lỗ lọc dưới 5 micromet, sự thật về nguồn nước sinh hoạt nhà bạn mới được tiết lộ rõ ràng. Chị Đặng Thị Bé Hai (Quận Bình Tân, TP.HCM) chia sẻ, khi thay lõi lọc trong máy lọc nước, chị thấy lõi lọc vàng ngầu, thậm chí còn có cả con loăng quăng bám xung quanh. Gia đình chị Bé Hai sử dụng nước máy sạch, nhưng lõi lọc sau 6 tháng sử dụng vẫn “tiết lộ” mức độ bẩn đáng giật mình.

Thấy nguồn nước trong liệu rằng đã thực sự sạch? 3

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thanh (Nguyên Trưởng khoa Nội 1 – Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM), những chất kim loại nặng không biểu hiện bệnh tật ngay lập tức, nhưng lại có khả năng gây các bệnh lý nghiêm trọng như giảm trí nhớ, mạch máu bị tổn thương, bệnh rối loạn nhịp tim cho người sử dụng. Nếu nguồn nước bị nhiễm asen dù nhỏ cũng ảnh hưởng đến sức khỏe các bà mẹ, làm động thai, ảnh hưởng đến thai nhi và gây ra những bệnh phổi ác tính, những tác động xấu lên sự phát triển thể chất và trí tuệ của con trẻ.

Nghiêm trọng hơn, nếu nước có nồng độ chì, crom, cadimi… vượt mức cho phép, tích tụ lâu ngày sẽ gây ung thư. Theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên&Môi trường, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém. Hằng năm, gần 200.000 người mắc bệnh ung thư mới phát hiện mà một trong những nguyên nhân chính bắt nguồn từ ô nhiễm môi trường nước.

Các chuyên gia khuyến cáo, để đảm bảo nguồn nước ăn uống chất lượng, các gia đình cần sử dụng nguồn nước rõ nguồn gốc, nước máy sạch, nên sử dụng các công nghệ lọc nước đạt chuẩn quốc gia để lọc bỏ 99,99% virus, vi khuẩn, kim loại nặng….

Chất lượng nước thải sau xử lý được Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai giám sát và theo dõi thông qua hệ thống quan trắc tự động. Các thông số như độ pH, TSS, lưu lượng, độ màu, COD, nhiệt độ trong nước thải luôn được theo dõi 24/7 và Sở sẽ lấy thông số mỗi 5 phút/lần. Chất lượng nước thải sau xử lý bằng công nghệ thẩm thấu ngược đạt tiêu chuẩn cột A (quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT).

Related Posts