Cách xử lý nước đa ô nhiễm bằng công nghệ lọc nước siêu hấp thu: Xử lý nước thải là quá trình loại bỏ chất ô nhiễm ra khỏi nước thải như nước thải hộ gia đình, thương mại và cơ quan. Nó bao gồm các quá trình vật lý, hóa học, và sinh học để loại bỏ các chất ô nhiễm và sản xuất nước thải được xử lý an toàn với môi trường. Một sản phẩm của xử lý nước thải thường là một chất thải bán rắn hoặc bùn, mà cần phải xử lý hơn nữa trước khi được thải ra hoặc được áp dụng đất. (thường là phân bón cho nông nghiệp).
Cách xử lý nước đa ô nhiễm bằng công nghệ lọc nước siêu hấp thu
46% mẫu nước sinh hoạt tại TP.HCM không đạt tiêu chuẩn; gần 3 triệu người dân Hà Nội chưa có nước sạch dùng; hơn 65% nước ngầm đồng bằng sông Hồng ô nhiễm… là những số liệu được công bố tại buổi báo cáo phân tích xu hướng công nghệ do Trung tâm thông tin và thống kê KH&CN TP. Hồ Chí Minh (CESTI) vừa tổ chức.
Từ trước đến nay, một số công nghệ xử lý nước sinh hoạt khi đưa vào sử dụng thường bộc lộ nhiều nhược điểm theo thời gian như: không lọc được bẩn nhỏ, vi khuẩn (công nghệ lọc thô); không loại được chất lơ lửng, vi sinh, chi phí vận hành cao, không lọc nước lợ (công nghệ trao đổi ion); không tách được khoáng chất tốt, xấu, tuổi thọ thấp, phải thay lõi thường xuyên (lọc cơ học, lọc nano, lọc RO)…
Cũng tại chương trình báo cáo phân tích xu hướng, Công ty Vietdream Tech đã giới thiệu công nghệ lọc nước siêu hấp thu (CDI) xử lý nước đa ô nhiễm, nhiễm mặn cho nước uống, sinh hoạt và sản xuất. Công nghệ CDI hay còn gọi là công nghệ siêu hấp thụ tĩnh điện là công nghệ mới hiện nay để xử lý các chất hòa tan trong nước, bao gồm muối và các chất ô nhiễm…
Hiện công nghệ này mới chỉ được bốn quốc gia phát triển đưa vào sản xuất máy lọc nước, gồm: Mỹ, Hà Lan, Ấn Độ và Trung Quốc. Vietdream Tech là đơn vị đầu tiên ứng dụng công nghệ CDI vào máy lọc nước tại Việt Nam và đã phát triển hệ thống CDI đặc biệt; kết hợp với phương pháp hấp thu vật lý và cơ học truyền thống, tạo ra công nghệ lọc nước siêu hấp thu.
Theo TS. Đỗ Hữu Quyết – Trưởng phòng nghiên cứu của Vietdream Tech, công nghệ này là giải pháp lọc nước uống trực tiếp và nước sinh hoạt hiệu quả, tiết kiệm, loại bỏ các chất độc hại, các kim loại nặng trong nguồn nước ô nhiễm mà vẫn giữ được các vi khoáng chất tự nhiên trong nước. Điểm nổi bật của công nghệ này là có thể lọc được đa dạng nguồn nước, như: nước máy, nước giếng, nước sông, nước thải, nước ô nhiễm và nước nhiễm mặn.
Kết quả sau xử lý cho thấy, công nghệ CDI giúp mang lại nguồn nước an toàn khi lọc sạch chất lơ lửng (> 1µm); hấp thu tốt các chất độc (như thuốc trừ sâu, phân bón, kim loại nặng, chất oxi hóa gây ung thư…); trung tính hóa pH; loại vi khuẩn. Công nghệ còn giúp lưu giữ hơn 50% các dưỡng chất cần thiết, như Na, K, Li và một phần Ca, Mg, Fe, Si, P…
Phân tích xu hướng nghiên cứu và ứng dụng công nghệ CDI trong xử lý nước trên cơ sở số liệu sáng chế quốc tế, KS. Đỗ Huỳnh Hải Yến (CESTI) cho biết, từ năm 1995 đến tháng 10/2019 có 608 sáng chế về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ CDI trong xử lý nước theo thời gian được công bố. Đặc biệt, giai đoạn từ năm 2010 đến hiện tại, số lượng công bố sáng chế tăng nhanh, đạt 561 sáng chế, gấp 11 lần so với giai đoạn từ năm 1995 – 2009.
Số lượng sáng chế được công bố tăng mạnh trong những năm gần đây cho thấy, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ CDI trong xử lý nước đang được quan tâm trên thế giới.
Nước qua máy lọc Các máy lọc được mua nhiều nhất có bộ lọc carbon hoạt tính, bao gồm lõi lọc, bình đựng và hệ thống vòi nước. Chúng thường làm giảm lượng clo, chì, đồng và một số thuốc trừ sâu và cải thiện hương vị và mùi. Khi sử dụng đúng cách, bộ lọc carbon giúp cải thiện chất lượng của hầu hết các loại nước máy.