Long An: Nỗ lực xử lý nước ô nhiễm trên sông, kênh rạch

Long An: Nỗ lực xử lý nước ô nhiễm trên sông, kênh rạch: Phân tích cụ thể trên một số sông, kênh rạch cho thấy, nhiều nơi nguồn nước mặt có xu hướng ô nhiễm các chất hữu cơ, dinh dưỡng, nhiễm phèn. Điển hình, sông Vàm Cỏ Đông có các thông số vượt quá giới hạn cho phép như COD (nhu cầu oxy hóa học), BOD5, amoni, Fe. Sông Bảo Định có chất lượng nguồn nước ngày càng suy giảm, các chỉ tiêu ô nhiễm hữu cơ (BOD5, COD), chất dinh dưỡng (nitơ, photpho, amoni, nitrat, nitrit) và vi sinh gây bệnh (coliform, E.coli) đa số đều vượt quy chuẩn.

Long An: Nỗ lực xử lý nước ô nhiễm trên sông, kênh rạch

Ngành Tài nguyên và Môi trường thực hiện quan trắc chất lượng nước trên các tuyến sông lớn chảy qua địa bàn 2 – 3 tháng/lần. Kết quả ghi nhận từ năm 2016 – 2020 cho thấy, nồng độ Oxy hòa tan nước mặt trên các tuyến sông, kênh rạch chính trên địa bàn tỉnh giao động trong khoảng 1,5 – 5,6 mg/l, khá thấp và không đạt quy chuẩn so sánh tại hầu hết các vị trí quan trắc. Nồng độ BOD5 (chỉ tiêu sinh lý hóa quan trọng nhất của nước) từ 6,66 – 29,42 mg/l, vượt quy chuẩn từ 1,1- 4,90 lần. Nồng độ amoni giao động trong khoảng 0,09 -5,37 mg/l, vượt quy chuẩn so sánh 1,03 đến 17,9 lần. Nồng độ tổng dầu mỡ một số tuyến kênh có hàm lượng tăng đột biến, trong đó trên kênh Thầy Cai năm 2020, hàm lượng này vượt 2,76 lần so với quy chuẩn…

Chú thích ảnh

Phân tích cụ thể trên một số sông, kênh rạch cho thấy, nhiều nơi nguồn nước mặt có xu hướng ô nhiễm các chất hữu cơ, dinh dưỡng, nhiễm phèn. Điển hình, sông Vàm Cỏ Đông có các thông số vượt quá giới hạn cho phép như COD (nhu cầu oxy hóa học), BOD5, amoni, Fe. Sông Bảo Định có chất lượng nguồn nước ngày càng suy giảm, các chỉ tiêu ô nhiễm hữu cơ (BOD5, COD), chất dinh dưỡng (nitơ, photpho, amoni, nitrat, nitrit) và vi sinh gây bệnh (coliform, E.coli) đa số đều vượt quy chuẩn. Kênh Thầy Cai chảy qua địa phận tỉnh Long An tiếp nhận nước thải trực tiếp từ các khu công nghiệp Đức Hòa 3, Xuyên Á, Đức Hòa 1, Hải Sơn… nên bị ô nhiễm khá nặng, chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng và kim loại nặng.

Ngoài ra, một số tuyến kênh rạch chính như Ranh, Một Ngàn, KR – 20… có nguồn nước mặt bị ô nhiễm từ mức trung bình đến rất cao. Hầu hết các thông số hóa lý đo được đều vượt so với giá trị giới hạn của quy chuẩn, nước tại các tuyến kênh này đều bị ô nhiễm về mặt hữu cơ, ô nhiễm dinh dưỡng.

Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường Long An, nguyên nhân chủ yếu khiến nguồn nước mặt ở các tuyến sông, kênh rạch bị ô nhiễm, chất lượng ngày càng giảm do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt, sản xuất công nghiệp. Mặt khác, một số tuyến kênh nội đồng bị bồi lấp, nhiều vật cản trên kênh làm cho quá trình tiêu thoát nước bị hạn chế, gây ô nhiễm nguồn nước ngày càng nặng.

Related Posts